3 Điều khiến khách hàng rời bỏ bạn và cách khắc phục
Sau mỗi ngày làm việc, điều mọi doanh nghiệp du lịch quan tâm luôn là website của mình có đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh không.
Để đạt được điều đó, bạn cần đảm bào rằng website và quá trình booking đã được tối ưu hóa cho chuyển đổi trong suốt quá trình đặt tour online của khách hàng.
Nếu công ty của bạn đang không sử dụng bất kỳ công cụ đặt tour trực tuyến nào, có lẽ, hiện tại là lúc bạn nên xem xét lại vấn đề nếu không muốn ngày càng chậm chân trong cuộc chơi. Đối với các công ty đã có một giải pháp booking online, dưới đây là 3 điều có tác động tiêu cực nhất khiến khách hàng của bạn rời đi.
- Đặt nút “ BOOK NOW” ở dưới cùng trang
Bạn có thể làm điều này trong vô thức nhưng chỉ mất một giây để sắp xếp lại nút “BOOK NOW”. Có một số vị trí thường thấy như tại góc trên cùng bên phải của trang chi tiết tour, hoặc hiển thị ở dưới cùng trang của bạn, nó có màu gì, liệu có đủ nổi bật hay dễ dàng bị pha trộn vào tất cả các nội dung còn lại trên trang.
Nếu chính bạn cũng cảm thấy khó tìm thấy nó, rất có thể khách hàng của bạn cũng vậy
Một số tips sửa lỗi nhanh:
– Sử dụng các màu sắc nổi bật hơn những màu còn lại của trang
– Giữ cho đoạn văn bản trên vùng hiển thị nút đơn giản, ngắn gọn, gợi mở.
– Cài đặt cho nó hiển thị ngay trong màn hình đầu tiên (phần màn hình hiển thị trước khi bạn cuộn chuột xuống)
- Có quá nhiều câu hỏi trong quá trình booking
Thứ nhất, không ai thích thủ tục phức tạp.
Thứ hai, tại sao bạn lại yêu cầu họ trả lời những câu hỏi không cần thiết trước khi cho phép họ booking?
Ngoài việc thu thập các thông tin liên hệ cơ bản, toàn bộ các form xuất hiện trước khi booking cần đảm bảo khách hàng đủ điều kiện tham gia tour của bạn. Điều đó có thể bao gồm yêu cầu khách trên 18 tuổi (với điểm đến là quán rượu),hay hoạt động tour là lặn biển (và khách hàng phải đảm bảo có đủ giấy chứng nhận về sức khỏe),…
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện ra rằng các biểu mẫu có 3 câu hỏi có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi mạnh mẽ nhất và hạn chế khả năng khách hàng bỏ rơi booking/ tìm kiếm công ty khác với quá trình book tour đơn giản hơn.
Vì vậy, hãy chuyển những câu hỏi như size quần áo, thực phẩm dị ứng hoặc yêu cầu về chế độ ăn sau khi khách hàng đã book và thanh toán tour cho bạn.
- Bạn đang sử dụng hệ thống booking đòi hỏi khách hàng phải trả một khoản phí bắc buộc
Bạn đang bất ngờ bởi điều này?
Đây là một dạng thỏa thuận. Trong khi một số hệ thống booking cung cấp cho khách hàng một kế hoạch với mức giá thấp hoặc một khoản phí phải trả khi bạn áp dụng mức phí kinh doanh tối thiểu, họ thông thường sẽ đòi hỏi khách hàng một khoản phí cố định để bù đắp vào giá và tạo ra lợi nhuận.
Hãy dành một giây để suy nghĩ. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu sau khi chính bạn đã điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký được yêu cầu, nhấn đặt mua và bất ngờ vì khoản phí giao dịch bắt buộc khi thanh toán?
Có bao nhiêu lần bạn đã dừng lại tại đó, tìm kiếm một tour của nhà cung cấp khác khi phát hiện rằng bạn bị buộc phải trả một khoản phí không phải dành cho bất kỳ dịch vụ nào, mà chỉ làm tăng thêm giá bạn phải trả?
Là nhà điều hành tour du lịch, hoạt động, hãy chia nhỏ vấn đề để xem những ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy đến với doanh nghiệp của bạn.
– Bạn có thể mất khách hàng vào tay một nhà cung cấp khác với mức giá thấp hơn và không có phí cố định
– Nếu bạn cũng quảng bá các tour du lịch của mình trên một OTA ở cùng mức giá, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm và mua chính tour đó trên OTA để tránh phải trả phí cố định. Vì vậy, thay vì phải trả 1 khoản phí 4% – 8% cho các phần mềm đặt chỗ, bạn sẽ mất 20-30% cho OTA với cùng mức doanh thu bán 1 tour nhất định.
Một giải pháp được nhắc tới là cung cấp mức chiết khấu hoặc giảm giá cho khách hàng liên hệ với bạn để bù đắp vào khoản phí cố định đó.
Giải pháp thứ 2, quyết liệt hơn là xem xét chuyển sang một hệ quản trị nội dung với chức năng booking online cho phép bạn kiểm soát quá trình đặt tour và chi phí bạn bỏ ra cho mỗi khách hàng.